https://206.189.84.179/ https://rupi.techarea.co.id/2024/ https://rupi.techarea.co.id/2024/demo/ https://trem.ui.ac.id/img/demoslot/ https://humas-setda.hsu.go.id/css/slot-thailand/ https://humas-setda.hsu.go.id/css/demo-pg/ https://ft.unj.ac.id/str_trm/wp-content/themes/thailand-slot/ https://mahadalbirr.unismuh.ac.id/thai/ https://inlislite.makassarkota.go.id/bacaditempat/assets/gacor/
https://ppp.unib.ac.id/menu/mdemo/ https://ppp.unib.ac.id/menu/37gacor/ https://dkpp.indramayukab.go.id/datagcr/ https://dkpp.indramayukab.go.id/datasales/sales-kampar/ https://dkpp.indramayukab.go.id/datasales/sales-Thailand/ https://e-form.diskominfo.grobogan.go.id/app/vdemo/ https://e-form.diskominfo.grobogan.go.id/app/apgacor/ https://dukcapil.sulbarprov.go.id/shop/demo-viral/ https://triwarno-banyuurip.purworejokab.go.id/template-surat/kk/kaka-sbobet/ https://triwarno-banyuurip.purworejokab.go.id/assets/files/demo/ https://koperasi-ukm.payakumbuhkota.go.id/wp-content/upgrade/ https://koperasi-ukm.payakumbuhkota.go.id/wp-content/demo/ https://biro-organisasi.nttprov.go.id/products/demo/ slot gacor
https://jackpot-1131.com/ https://masterdijp1121.net/
Thực Phẩm Sạch | Sữa Đà Lạt milk |Trái Cây nhập | FOODY24H
  • đ

Đặc sản Bình Định những món ngon chúng ta cần phải thưởng thức

Tỉnh Bình Định vài năm gần đây với tiêu điểm là Quy Nhơn đang là điểm đến hấp dẫn bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, kì vỹ, dịch vụ lưu trú thuận tiện… Đặc biệt, ẩm thực ở Bình Định cũng có nét đặc trưng riêng mà du khách nhất định phải thử khi đặt chân đến món ăn đặc sản Bình Định dưới đây chắc chắn luôn hấp dẫn mọi du khách ghé qua thưởng thức hương vị đặc trưng miền đất võ này.

1. Cháo bò Quy Nhơn
Cháo bò - gỏi bò cũng là một món
ăn hấp dẫn thu hút thực khách tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Về cơ bản, cháo bò đơn giản là cháo ăn với thịt bò nhưng hương vị của nó lại đẩy món ăn nghe chừng đơn giản lên một tầm cao mới.

Nước cháo đậm đà, được hầm với xương bò, gia giảm với nhiều loại gia vị như hành, ngò gai tạo nên sự thơm ngon, hơi cay cay cho món cháo. Tô cháo bò lúc nào cũng đầy ắp thịt, từ gân bò, xương bò cho tới các loại lòng bò. 




2. Bánh ướt Hoài Nhơn
Bánh ướt Hoài Nhơn góp phần vào sự đa dạng và phong phú của ẩm thực Bình Định, món bánh góp phần làm giàu thêm đặc sản Bình Định ngon nổi tiếng. Bánh được làm từ bột gạo xay, bánh được tráng mỏng và xếp thành từng lớp gối lên nhau mang đi bán. Phần thưởng thức có nhiều phương thức, đây mới chính là điều thú vị hấp dẫn của món ăn.

Có thể cuộn bánh, cắt khúc vừa ăn, xoa chút dầu ăn và hành phi thơm bên trên sau đó chấm với nước mắm chua ngọt. Thực khách cũng có thể thưởng thức món ăn này bằng cách ăn kèm với thịt nướng, đô giá, rau thơm, vài lát xoài xanh. Món ăn sẽ đậm vị của thịt nướng cùng nước chấm và nước sốt nhân mang lại cảm giác bùi ngậy, không ngán. Món bánh ướt trở thành món ngon của Bình Định nên thưởng thức, món ăn này càng khiến du khách nhớ về mảnh đất thượng võ này nhiều hơn dù chỉ một lần đặt chân tới đây. Bạn hãy đến địa phận huyện Hoài Nhơn để thưởng thức đặc sản dân dã Bình Định này nhé.




3. Bánh xèo vỏ

Với màu trắng tinh từ gạo hòa lẫn với nước đem xay, được tráng mỏng trên chiếc chảo mỡ sau đó cuộn tròn lại. Bánh xèo vỏ bóng loáng và thơm nức mùi dầu mỡ.

Vốn dĩ bánh xèo được gọi là bánh xèo vỏ bởi bánh không có nhân. Được ăn cùng với nước mắm có pha thêm chút ớt, đường, chanh và tỏi giã nhuyễn. Vị béo của gạo cùng dầu mỡ và vì chua, cay, mặn, ngọt của nước mắm khiến bạn khó có thể quên dù bánh xèo vỏ đơn giản, mộc mạc như vậy. Bạn có thể ăn no bánh xèo vỏ chỉ với 7.000 đồng.




4. Bánh tráng chả cá
Bánh tráng chả cá (hay còn gọi là chả cá cuốn rau răm) được làm chủ yếu từ thịt cá, một ít bột năng, bột bắp, gia vị vừa ăn, dát thành miếng mỏng như bánh tráng, đem chiên lên với dầu cho chín.

Bánh tráng chả cá chỉ đặc biệt ngon khi cuốn với một nắm rau răm chứ không phải các loại rau sống khác. Mớ rau răm rẻ tiền vậy mà khi cuốn cùng bánh tráng chả cá, chấm tí tương ớt xào sẽ ra vị đầm thắm, thơm nồng, đậm đà, ngon miệng.



5. Bánh hồng Tam Quan
Bánh hồng thường có màu trắng đục của nếp và đường. Người ta cho thêm màu thực phẩm để bánh có màu hồng hoặc xanh.

Loại bánh này chỉ bảo quản được khoảng 5 ngày nên không được bán rộng rãi, vì thế bánh hồng vẫn chưa được nhiều người biết đến. Khi đi ngang xứ Nẫu, đặc biệt là Tam Quan, hãy nhớ mua bánh hồng mang về làm quà.



6. Bún sứa nước lèo
Nồi nước lèo chua ngọt, vàng rộm, nóng hổi cùng với đĩa sứa tươi giòn là hương vị khó quên với nhiều du khách từng thưởng thức sứa nước lèo Quy Nhơn, Bình Định. Sứa sau khi bắt được, ngư dân chà rửa sạch nhớt, rồi ngâm với lá ổi hoặc phèn chua cho sứa se lại và mất đi mùi tanh.

Sau một ngày mang ra xả nước lạnh thật kỹ, thái thành miếng là có thể dùng được. Sứa nước lèo phải ăn thật nóng mới ngon. Khi nồi nước lèo sôi sùng sục, với mùi thơm hấp dẫn, bạn có thể nhúng sứa nhanh qua rồi ăn luôn. Âm thanh sựt sựt, lạ tai khi cắn miếng sứa mềm khiến nhiều người tỏ vẻ thích thú.




7. Bánh dây
Bánh dây là món ăn có nguồn gốc từ thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn. Đây là một món ăn làm từ gạo, nhưng lại mang hương vị khác hẳn.

Điểm đặc biệt trong công đoạn chế biến đó chính là muốn có bánh dây ngon thì phải dùng đến gạo lúa cũ đã thu hoạch từ nhiều tháng trước. Bánh dây ăn cùng một ít dầu hẹ được thoa đều và đậu phộng giã nhỏ được rải lên. Vị dai của sợi bánh dây hòa lẫn với mùi thơm của nước mắm ngon tạo nên một món ăn dân dã, mộc mạc nhưng vẫn mang đậm hương vị riêng khó quên của miền đất võ.




8. Gié bò Tây Sơn
Gié bò là món ăn của người dân tộc Bana ở vùng cao thuộc hai huyện An Khê và Vĩnh Thạnh. Qua tiếp xúc, món ăn này được người đồng bằng thấy hợp khẩu vị nên đã phát triển trong cộng đồng người Kinh vùng đất Tây Sơn - Bình Định.

Gié bò là món ăn chế biến chủ yếu từ ruột non của bò. Khi mổ bò, chọn khúc ruột non ngon nhất, còn tươi, bên trong ruột còn chất nhầy trong xanh gọi là gié. Ruột phải tươi mới thì chất gié này không hôi, mới dùng được. Xổ phần gié trong ruột non ra, ruột để riêng. Ướp muối, tiêu, hành, tỏi băm nhỏ vào gié trong mươi phút cho ngấm. Sau đó đun nóng dầu, phi hành thơm, cho gié đã ướp vào xào cho chín. Đổ nước dừa tươi vào nấu sôi khoảng 15 phút, vớt kỹ bọt, để nguội lấy nước trong.




Ruột non, gan bò cắt đoạn hoặc miếng vuông, ướp với hành, tỏi, muối, tiêu. Phi nóng dầu xào cho gan và ruột dậy mùi thơm rồi để nguội. Phần huyết bò khi mới cắt tiết đem luộc chín, người địa phương hay lót miếng lá chuối dưới đáy nồi, tránh bị sít. Huyết cũng được cắt cỡ miếng gan. Tất cả các nguyên liệu trên được cho vào nồi nấu chung với nước gié.

9. Cá bống Lại Giang
Lại Giang, hợp dòng của 2 sông Kim Sơn và An Lão là nơi sinh ra loài cá bống đặc hữu. Mỗi năm một lần, thường vào giữa tháng tám âm lịch (Trung Thu), là lúc cá bống sinh nở, cá cái bụng đầy trứng, cá đực bụng đầy mỡ. Cá bắt được chọn những con mập mạp khỏe mạnh nhất, không bị thương hay tróc vảy, rộng vào các thúng bộng đan tre có quét dầu rái. Nước rộng phải chính nước sông Lại, còn phải mang theo nước dự trữ để thay, không thì cá chết. Theo kinh nghiệm của bà con nơi đây, cá sống ở đoạn giữa sông là loại ngon nhất, đẹp nhất – là loại cá dùng để tiến vua. Cá ở đầu sông, nơi có nhiều đá, nên vảy có sắc rằn đen không đẹp, còn cuối sông gần cửa An Dũ, ảnh hưởng thủy triều, nước lợ, thịt cá không ngon!




Thịt cá bống trắng tinh, thớ nhuyễn, có mùi thơm, không tanh như các loại cá khác, chỉ có một xương sống rất mềm, dưới bụng chứa cục mỡ màu trắng hồng to bằng quả ớt, đây là phần ngon nhất của con cá. Bữa cơm ngày mùa, một rá cơm gạo tám thơm, trên mâm có đĩa cá bống kho tiêu bốc khói và một đĩa rau ngọn bí ngô luộc thì thật tuyệt. Cái thơm dẻo nồng nàn của gạo mới cộng với cái béo, bùi , ngon ngọt của cá bống kho, cái ngót ngót thơm thơm của ngọn bí, đầu lưỡi cay cay vì tiêu, càng nhai càng thấm, càng ngon

10. Tré Bình Định
Được bọc trong hình hài trông như những chiếc “cán chổi” nhỏ xíu được treo lủng lẳng ở các tiệm ven đường, tré Bình Định là một trong những mồi nhậu không thể thiếu của người dân bản địa ăn kèm cùng với rượu bầu đá.




Nguyên liệu để làm nên món tré nức tiếng đều là những nguyên liệu quen thuộc như: thịt tai heo, thịt đầu heo, thịt ba chỉ cùng với gia vị mè, thính, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi. Món tré đặc sản bình định với đầy đủ các vị mặn, ngọt, béo, chua, cay và chát thường được dùng như món khai vị trong các bữa tiệc.

11. Bánh hỏi lòng heo
Bánh hỏi có nguồn gốc từ Diêu Trì, là một món ăn không thể thiếu mỗi buổi sáng của người dân Bình Định. Bánh hỏi được làm từ gạo như cách làm bún nhưng sợi bánh thanh mảnh hơn.

Ản kèm với bánh hỏi là lòng và thịt heo thái miếng, bên cạnh là một chén cháo nóng hổi cùng nước mắm tỏi ớt pha hơi ngọt để phù hợp với khẩu vị của người miền Trung.




12. Cá ồ cuốn bánh tráng
Cá ồ cuốn bánh tráng là món ăn dân dã nhưng lại cực kỳ thoem ngon, hấp dẫn ở đây. Đây là món ăn chế biến không quá phức tạp nhưng lại có thể giữ trọn vẹn vị ngọt của cá.  Trước tiên cá được làm sạch ướp với sả, tỏi, ớt, muối giã nhỏ khoảng 15. phút rồi cho vào nồi hấp.




Sau khi chín sẽ được lấy ra đĩa ăn cùng với rau muống, bánh tráng và nước chấm me. Từng miếng cá dài, cuộn trong bánh tráng với rau xanh, khế ngọt xen vài vụn bánh tráng nướng, chấm nước me tạo nên thức quà dân dã, đầy lôi cuốn. Như ta biết  cá ồ có thể chế biến được rất nhiều món ăn như nướng, nấu canh chua, hay xào nhưng hấp dẫn nhất vẫn là món cá ồ hấp cuốn bánh tráng, đây là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng khi đến với mảnh đất Bình Định.

13. Gỏi Sứa

Món gỏi sứa tai và gỏi sứa chân là món ăn được nhiều du khách đến Bình Định ưa thích. Gỏi sứa tai được làm từ sứa tai bóp sơ sau đó trộn cùng các loại gia vị, đậu phộng, chuối xanh, mướp đắng xắt mỏng, xoài xanh bào sợi và các loại rau thơm như rau răm, rau húng.




Để làm gỏi sứa chân cầu kỳ hơn vì phải trộn cùng với thịt gà hoặc thịt lợn xắt mỏng cùng các loại ớt,  xoài băm nhỏ, đậu phộng rang và một số loại rau thơm khác. Món ăn này ngon phải được chấm với mắm ruốc mới đúng vị.

14. Bánh xèo Mỹ Cang
Khác với bánh xèo xứ Huế, chất liệu tạo ra bánh xèo Bình Định khá khiêm tốn nhưng hương vị không kém phần đặc trưng, hấp dẫn. Chất liệu chính làm ra bánh xèo chỉ có gạo, tôm, thịt bò, giá sống và một vài loại rau bản địa. Gạo phải được xay từ loại lúa ở cánh đồng khu Đông. Tôm phải là loại tôm đất sống nước lợ ở đầm Thị Nại. Nước chấm phải được pha chế từ loại nước mắm nguyên chất...Chiếc bánh được tán mỏng, nổi rõ những con tôm đất tròn mẩy, hươm vàng.

 

Ăn kèm với bánh xèo ở đây là bánh tráng gạo nguyên chất, dùng để cuốn với rau sống, một ít xoài và dưa leo xắt mỏng. Bên cạnh là chén nước mắm được giã đầy đủ ớt, tỏi, chanh, đường. Món ăn có hấp dẫn hay không còn tùy thuộc cách chế biến loại nước chấm này. Ta có thể nhúng ướt nửa cái bánh tráng, đặt bánh xèo lên trên kèm một ít rau sống, gia vị... rồi cuốn chặt lại. Chấm vào chén nước mắm vàng ươm ngọt ngào hương vị miền biển rồi rứt từng miếng cho vừa miệng mà thưởng thức. Chao ôi! Cái ngọt của tôm tươi, cái giòn giòn của gạo đủ lửa và một chút chua, chát của xoài và chuối chát, quyện tất cả lại thành một món ăn vô cùng hấp dẫn. Thưởng thức bánh giữa khung cảnh làng quê dung dị, yên bình, lòng chợt thấy thảnh thơi lạ kỳ.

 tag: đặc sản bình định tại tphcmđặc sản bình định ở sài gònbán đặc sản bình định